Yêu cầu của bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi,àPhươngHằngyêucầubồithườfifa online Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) được nêu trong kết luận điều tra bổ sung Công an TP HCM ban hành ngày 12/10.
Theo đó, bà Hằng cho rằng nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, 46 tuổi, và ông Trần Văn Sỹ, 66 tuổi, đã đưa ra những nội dung bịa đặt, sai sự thật, xâm phạm danh dự, uy tín nhân phẩm của vợ chồng bà; gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu... nên yêu cầu bồi thường thiệt hại 300-500 tỷ đồng "để sung vào công quỹ Nhà nước".
Tuy nhiên, đến nay, bà Hằng và chồng Huỳnh Uy Dũng chưa cung cấp các tài liệu chứng minh thiệt hại về vật chất và tinh thần.
Trong kết luận lần này, cơ quan điều tra tiếp tục đề nghị VKS cùng cấp truy tố bà Hàn Ni và ông Sỹ về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Động thái trên được đưa ra sau hơn 2 tháng Công an TP HCM điều tra bổ sung theo yêu cầu của VKS. Những nội dung cần làm rõ là lý lịch, vị trí công tác của bà Hàn Ni, ông Sỹ; từ đó làm rõ nguyên nhân, động cơ, cách thức, công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm và diễn biến hành vi phạm tội của hai bị can.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng lấy lời khai bà Phương Hằng cùng chồng để làm rõ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bà Hàn Ni là phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng từ năm 2002. Theo kết luận điều tra, nguyên nhân nhà báo có những phát ngôn liên quan đến Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam là vì bị bà Hằng livestream xúc phạm hôm 3/9/2021.
Cũng trong ngày này, Hàn Ni đã phát đoạn ghi hình có tiêu đề "Bà Hằng có quyền ngồi xổm trên pháp luật không?" để phản biện lại những nội dung bà chủ Đại Nam đã nói không đúng về mình như: tống tiền doanh nghiệp, bồ của ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư Thành ủy), chửi Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông... và đưa hình ảnh Hàn Ni cùng chồng cũ lên mạng xã hội để nói "làm gái, phản động". Ngoài ra, Hàn Ni cho rằng, hành vi của mình là tư vấn pháp luật để cho mọi người biết bà Hằng cũng là một công dân bình thường, đều phải tuân thủ pháp luật.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra cáo buộc, trong khi phát đoạn ghi hình này, Hàn Ni vừa nói chuyện vừa tìm kiếm những thông tin liên quan bà Hằng đăng trên Internet, truy cập trang Wikipedia và trình chiếu lên màn hình máy tính, sử dụng những thông tin trong trang này phát ngôn về bà Hằng.
Về việc này, Hàn Ni thừa nhận trang Wikipedia là không chính thống, có những nội dung không đúng, nên đã sử dụng những thông tin mà mình cho là đúng để nói về bà Hằng, ông Dũng. Cụ thể, nội dung Hàn Ni nói đến thông tin cá nhân, đời tư của bà Hằng vì biết bà còn có tên khác là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, CEO của Công ty Cổ phần Đại Nam và là người có liên quan đến vụ án Năm Cam.
Về ông Dũng, Hàn Ni có tìm hiểu qua báo chí, biết ông là chồng của bà Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam và là một trong ba người sáng lập ra Quỹ từ thiện Hằng Hữu. Bị can cũng cho rằng, những phát ngôn này căn cứ vào một phần thông tin và nội dung chính trong các bài báo, nên không tự kiểm chứng đúng hay sai, không cần hỏi ý kiến và không cần sự đồng ý của bà Hằng.
Đối với luật sư Trần Văn Sỹ, nhà chức trách cáo buộc đã dùng 8 buổi ghi hình tại văn phòng ở Vĩnh Long và Cần Thơ, phát trên tài khoản YouTube LS Trần Văn Sỹ,với nội dung nói về thôngtin cá nhân đời tư của vợ chồng bà Hằng.
Bị can khai, có những phát ngôn trên vì bà Hằng đã có lời lẽ nhục mạ, đòi phong sát giới nghệ sĩ, báo chí, trái với thuần phong mỹ tục... Còn ông Dũng là người thường hay ghi hình cùng vợ.
Nội dung ông Sỹ nói là căn cứ vào các buổi ghi hình do bà Hằng phát trực tiếp trước đó, các văn bản pháp luật, các bài báo điện tử chính thống đã đăng về thông tin cá nhân đời tư của vợ chồng bà này. Do vậy, ông không cần kiểm chứng để xác định đúng hay sai.
Trước khi bị bắt hồi tháng 3/2022, bà Hằng gửi nhiều đơn đến Công an tỉnh Bình Dương, Công an TP HCM, tố giác bị nhà báo Hàn Ni và hàng chục người khác xúc phạm, vu khống và tấn công Quỹ Hằng Hữu của Công ty Cổ phần Đại Nam. Bà yêu cầu cơ quan chức năng xử lý những người trên; buộc chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bà khi không được sự đồng ý, đồng thời bồi thường thiệt hại.
Trong khi đó, bà Hàn Ni cũng gửi đơn tố giác tội phạm đến Bộ Công an, Công an TP HCM, Bình Dương, cho rằng bị bà Phương Hằng vu khống, làm nhục, xúc phạm trong các buổi livestream.
Hôm 21/9, bà Hằng bị TAND TP HCM tuyên phạt 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bà chấp nhận mức án, không kháng cáo.
Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và Đặng Anh Quân (cựu giảng viên Trường đại học Luật TP HCM) cùng 3 nhân viên Công ty Đại Nam đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) có nội dung xúc phạm nghiệm trọng danh dự, uy tín của 10 người: ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển...
Quốc Thắng